Không
còn nghi ngờ gì nữa, Do Thái có lẽ là dân tộc giàu có nhất trên thế giới nếu
tính về tài năng. 1/3 triệu phú Mỹ, 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu
của Mỹ là người Do Thái. Điều gì đã góp phần tạo nên trí tuệ xuất chúng của họ?
Những
bí quyết học tập giúp tăng khả năng tập trung và tiếp thu kiến thức của người
Do Thái đã được tiết lộ trong cuốn sách “Trí tuệ Do Thái” của tác giả Eran Katz
- người lập kỷ lục Guinness về khả năng nhớ được một dãy số có 500 chữ số sau
khi nghe chỉ một lần.
1.
Học ở nơi bạn thấy thoải mái nhất
Một
người không thể học tại một nơi mà trái tim họ không mong muốn. Mỗi người đều
có trách nhiệm phải tự quyết định mình có thể học tập và ghi nhớ tốt nhất trong
hoàn cảnh nào, bằng cách thức nào và tại thời điểm nào. Đó chính là cách thức học
của những nhà hiền triết danh tiếng.
Có
người thích học giữa sự ồn ào, náo động như bến xe, quán cà phê,... Có người nhất
thiết phải thiết lập sự im lặng, tĩnh mịch và êm đềm trong nhà. Học giả Do Thái
khuyên rằng nên ngồi học bên bờ sông bởi vì sự thanh bình của nơi đó có thể hỗ
trợ khả năng ghi nhớ.
Sinh
viên Do Thái thường thích học tập tại trường Đạo, bởi không khí ở đó rất tốt
cho việc học, họ có thể thoải mái nói to, tranh luận với bạn bè và quan trọng
là nơi đó mang đến cho họ nguồn cảm hứng và giúp họ tăng khả năng tiếp thu kiến
thức.
2.
Không nên học khi đang tức giận, bối rối
Sự
lo lắng làm con người mất đi cảm giác an tâm. Nỗi sợ hãi làm cho cơ thể con người
run lên và nỗi lo chính là một cái chết dai dẳng làm tan chảy trái tim, làm
tiêu tan hơi ấm tự nhiên mà nếu thiếu hơi ấm đó, cơ thể và trí nhớ sẽ yếu đi rất
nhiều.
Chính
vì vậy bạn cần phải tìm cách đối mặt, giải quyết những thứ gây xao nhãng hàng
ngày và những điều làm bạn lo lắng. Cần phải tách bản thân ra khỏi mọi lo lắng,
xáo trộn và tập trung vào việc học tập.
Hãy
thoát khỏi mọi yếu tố gây nhiễu bên ngoài. Ví dụ như rút dây điện thoại, bật điều
hòa nếu nóng, pha trước một tách cà phê và đảm bảo bụng bạn không bị đói.
3.
Tự tạo nguồn cảm hứng học tập
Bộ
não con người cũng giống như bất kỳ loại cơ quan nào khác, cần phải bắt đầu chu
trình hoạt động của nó một cách từ từ. Bạn không thể nào chạy nước rút khi vừa
mới ra khỏi giường, cũng như động cơ một chiếc xe cần phải làm nóng trước khi
phóng ra đường.
Để
có thể ghi nhớ những điều mình học tốt nhất, bạn nên tạo cho mình nguồn cảm hứng
và niềm thích thú thực sự trước đã. Bạn có thể đọc một câu chuyện ngắn, một bài
báo về lĩnh vực mình quan tâm, gọi một cuộc điện thoại,… hay tự thưởng cho mình
một món quà nếu bạn hoàn thành xong bài tập sớm. Sự khởi đầu tốt là sự khởi đầu
mang đến những điều thú vị.
4.
Nghỉ giải lao đúng thời điểm
Hầu
hết mọi người thường mắc sai lầm đó là lập kế hoạch “học hai tiếng rồi sẽ nghỉ
giải lao”. Nếu sau 2 tiếng học tập mà bạn cảm thấy mình đã đạt đến đỉnh điểm của
khả năng học, tức là độ tập trung và khả năng hiểu bài của bạn đạt đến mức cao
nhất thì tại sao bạn lại đi giải lao để phá hỏng cái đỉnh cao ấy. Điều đó giống
như bạn dừng phanh khẩn cấp khi leo lên đỉnh.
Đừng
dừng lại. Đừng nghỉ giải lao chỉ bởi vì đã đến lúc bạn định trước là sẽ giải
lao. Đừng đứng dậy. Hãy tiếp tục cho đến khi nào đầu óc bắt đầu lang thang miên
man ở nơi khác. Chỉ đến lúc đó mới nên giải lao.
Học
hai tiếng trong trạng thái tỉnh táo còn tốt hơn nhiều việc học đến 5 tiếng
nhưng trong trạng thái mệt mỏi và không thể tập trung nổi. Mọi thứ đều phải
đúng thời điểm của nó.
Khi
làm việc, chỉ nghĩ về công việc thôi. Khi ở bên gia đình, hãy cống hiến trọn vẹn
cho gia đình. Khi học tập, hãy tận tâm tận lực cho việc học, còn lúc giải lao,
đừng nghĩ, dù chỉ một chút, về những thứ bạn vừa học. Đừng có suy nghĩ về những
thứ trong đầu mình. Hãy để bản thân thư giãn hoàn toàn.
Nguồn
http://www.hoclamgiau.vn